Cả đời một người thường là theo đuổi danh lợi, vật chất. Nhưng đến một mức độ nào đó, khi đạt đến một cảnh giới tinh thần nào đó, người ta sẽ ngộ ra rằng, đơn giản là một loại hạnh phúc!
Ngày nay, rất nhiều người theo đuổi và mơ ước được sở hữu một ngôi nhà rộng lớn và xa hoa với những tiện nghi thông minh, hiện đại, đắt tiền … Nhưng nếu để ý một chút, chúng ta sẽ cảm nhận thấy rằng, khi cuộc sống càng đơn giản thì lực sinh mệnh của con người sẽ càng dồi dào, đồng thời cũng cấp cho bản thân tràn đầy hy vọng và mục tiêu. Nó còn có thể làm thăng hoa tinh thần của con người.
Người theo đuổi mức độ tinh thần càng cao sẽ nhất định vứt bỏ hết thảy những gánh nặng mà sinh mệnh đang mang. Họ buông bỏ hết những thứ đang chiếm giữ thời gian và không gian của họ. Họ hiểu rằng, càng đơn giản thì cuộc sống mới càng đáng quý.
Trong bộ “Lão Tử” viết rằng, trong cuộc đời mình Lão Tử đã từng bái lạy một số vị sư phụ để tầm sư học đạo. Cuối cùng, có một vị sư phụ của ông đã gợi mở cho ông rằng: “Đại Đạo chí giản” (Đạo lớn là giản dị nhất). Chính loại học thuyết và giải thích này đã ảnh hưởng vô cùng to lớn đến cuộc đời của Lão Tử. Nó cũng là mấu chốt quan trọng cho việc ông viết “Đạo Đức Kinh” sau này.
Sống phức tạp, lòng người liền trở nên phức tạp
Có một câu chuyện như thế này: Một hành giả hỏi lão hòa thượng: “Trước khi đắc Đạo, ngài làm gì? 〞
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
Hành giả hỏi: “Vậy đắc Đạo rồi thì sao?”
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
Hành giả lại hỏi: “Vậy thế thì có gì khác với lúc chưa đắc Đạo?”
Lão hòa thượng: “Trước khi đắc đạo, khi đốn củi thì lo lắng đến gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ chuyện nấu cơm; đắc Đạo rồi, đốn củi thì cứ đốn củi, gánh nước thì là gánh nước, nấu cơm thì cứ nấu cơm”.
Đại Đạo chí giản chí dị, tâm giản dị chính là Đạo.
Một người sống phức tạp thì tâm người ấy liền trở nên phức tạp. Thế giới này chính là như vậy, chiếm giữ càng nhiều thì sẽ càng bị chiếm giữ nhiều. Khi một người sống mà quá coi trọng vật chất, phụ thuộc vào những yếu tố ngoại cảnh thì điều mang đến cho họ chỉ là những tổn thất về mặt tinh thần. Thậm chí có người sẽ phải trả giá nặng.
Một người theo đuổi sự an bình trong tinh thần sẽ vứt bỏ những phức tạp trong lòng, không bị dính mắc vào những thứ ngoại vật. Như thế, họ sống đơn giản, trong các mối quan hệ, họ cũng không quá bị chi phối và như thế họ sống thoải mái, vui vẻ.
Trong cuộc đời một người, sẽ gặp được rất nhiều người và sự việc, một số là không thể thiếu và một số là hoàn toàn không cần thiết, như lòng tham, hư vinh, ghen ghét, oán hận… Những điều này xét cho cùng đều chỉ là gánh nặng, cần phải cương quyết vứt bỏ nó! Giống như những tài liệu rác trong máy vi tính nếu có thể kịp thời xóa bỏ thì mới có thể tiến hành các thao tác được thuận lợi hơn.
Đời người chính là đi từng bước từng bước và vứt bỏ từng chút từng chút một, thứ cần để mình đi chính là con đường, những thứ cần vứt đi chính là những vật nặng, có như vậy đoạn đường đi được mới càng ngày càng dài và tâm càng ngày càng thanh tịnh.
Có một triết gia từng nói: “Nếu đời này, thứ gì bạn cũng không cầm lên thì cần gì phải nói đến việc buông bỏ?” Khi một người nắm giữ quá nhiều thì đến một mức độ nào đó sẽ ngộ ra rằng càng phải học được cách buông bỏ.
Cuộc sống càng tối giản, nội tâm càng sáng
Xưa nay, một người khi đã đạt đến tầng thứ, trình độ cực cao, sống theo đuổi cảnh giới tinh thần cao thượng thì họ thường chọn cách sống thuần tịnh và đơn giản. Một người sống càng đơn giản thì càng có thể nghe được thanh âm của nội tâm mình.
Dưới đây là 10 gợi ý để một người sống ngày càng đơn giản hơn:
1. Tìm ra một số thứ quan trọng nhất đối với bản thân.
2. Đơn giản hóa nhiệm vụ công tác của bản thân.
3. Mỗi lần làm chỉ nên làm một việc nhưng phải làm tốt nhất có thể.
4. Dưỡng thành cho bản thân một quy tắc làm việc và nghỉ ngơi.
5. Khống chế ham muốn mua sắm của bản thân. Không nên mua quá nhiều, mua những thứ không cần thiết.
6. Nếu là vật phẩm thiết yếu, hãy mua loại tốt nhất có thể và sử dụng nó một cách trọn vẹn.
7. Tận lực tránh xa những thú vui tiêu khiển xa hoa, không tốt.
8. Chậm rãi hưởng thụ cuộc sống.
9. Cho bản thân những khoảng thời gian riêng.
10. Học cách từ chối, cự tuyệt với những ham muốn, những mối quan hệ xã giao không cần thiết…
[Bài:An Nhiên sưu tầm
Ảnh: Nguyễn Trung Sang]