Mỗi ngày đều là “Cá tháng tư”

55 lượt đã xem

Tác giả: Vũ Đức Sao Biển

     Người phương Tây hình như ít biết nói dối. Không hiểu, văn hóa của họ. dạy dỗ con người làm sao mà mọi người đều ý thức được nói dối là một thói xấu, thậm chí là một tội lỗi, trước mọi người. Người lớn không nói dối với trẻ con. Trẻ con không nói dối với cha mẹ. Nếu một ai đó lỡ nói dối trong một giai đoạn nhất định nhằm xuyên tạc một thông tin, bóp méo một sự thật thì sau đó, họ cũng tìm mọi cách để nói. lại cho đúng sự thật. Cho nên, có những vận động viên thể thao điền kinh đã tự thủ nhận mình chơi doping; có những chính trị gia tự nhận mình đã tham ô, có những viên sĩ quan tự nhận mình đã gây ra tội ác với dân thường nước khác…..

Mỗi ngày đều là "Cá tháng tư"

     Vụ việc được thủ nhận tuy có trễ nhưng thực hiện hành vi nói thật, ít ra họ cũng cứu vãn được tâm hồn mình dù họ dư sức biết mình sẽ bị trừng phạt. Vận động viên bị thu hội huy chương, kỷ lục; chính trị gia đi tù; sĩ quan ra tòa án. Hình phạt (hay bản án) dù có nhẹ nhàng so với tội lỗi mà họ gây ra nhưng đó vẫn là một cái giá phải trả cho sự sai lầm, sự bưng bít. Có lẽ, họ thấy được sự trả giá đó là cần thiết để cứu vãn tinh thần họ. Bởi sau đó, họ nhận được một tâm trạng an bình. Ít ra, họ đã biết hối hận, tìm mọi cách thể để chiến thắng sự dối trá ngay trong chính con người của mình. Từ đó, họ tìm lại được chính mình. Foulquié nói: “Hối hận là hồi sinh”.

     Văn hóa của họ là chống sự dối trá nên họ cũng phòng xa, không để cơ hội cho thói nói đối xuất hiện. Những buổi lễ nhậm chức của những người có chức vụ cao (hoặc nhạy cảm) thường có thủ tục đọc lời tuyên thệ. Những người ấy đặt tay lên quyển Thánh kinh hay biểu tượng quốc gia, đọc lời tuyên thệ theo sự hướng dẫn của một người. Họ muốn dùng thế quyền – quyền lực chính trị của đất nước, kết hợp với thần quyền – quyền lực siêu hình của tôn giáo, nhằm ràng buộc con người phải đi theo con đường ngay thẳng.

     Và cũng có lẽ vì không được phép nói dối. nên hằng năm, người phương Tây có ngày Cả tháng tư (Poisson d’ April) được ấn định vào ngày 1.4 dương lịch, cho phép mọi người tự do nói dối, nói láo. Yêu cầu của ngày Cá tháng tư là mọi người được đặt chuyện nói dối, nói láo, xí gạt lẫn nhau với điều kiện những điều dối trá đó không phương hại đến danh dự, tài sản, sức khỏe của người bị mình xí gạt. Đơn giản, Cá tháng tự chỉ là một ngày làm trò cười cho những người nói dối lẫn những người bị nghe nói đối để… giải tỏa bởi những stress trong vòng cương tỏa phải tự giác nói thật.

     Khác với xã hội nói thật đó, xã hội chúng ta ngày nào cũng đều có người nói láo, nói dối. Mặc dù anh em báo chí đã phê bình, chỉ trích tới nơi tới chốn những chương trình quảng cáo nói dối công khai trên làn sóng truyền hình nhưng cho đến hôm nay, những chương trình đó vẫn tiếp tục được phát, tiếp tục lường gạt những bà con nhẹ dạ cả tin.

     Ở một quận vùng ven tít mù, một thẩm mỹ viện vẫn công khai quảng cáo chuyên chữa mụn trứng cá cho chị em chỉ trong vòng mấy ngày; nếu mụn không hết, viện sẽ hoàn lại tiền. Một cơ sở chữa bệnh khác thì được “phỏng vấn” nhiều lần về chứng đau cột sống, khẳng định rằng y học không bao giờ mổ khỏi chứng này mà chỉ nên đến cho họ làm vật lý trị liệu. Của đáng tội là cơ sở của họ chỉ có máy chụp X quang xưa rích, cũ mèm từ đời nảo đời nao. Người bệnh nào muốn chụp CT scan, họ giới thiệu… đi cơ sở khác. Kỹ năng nghề nghiệp của dàn y tá, y sĩ của họ chỉ ngang ngang với… các bạn chạy bàn trong quán nhậu.

     Thật đau khổ cho lỗ tai khán giả bởi ngày nào cũng phải nghe những điều lừa mị công khai. Chương trình quảng cáo bán đủ thứ hàng lúc nào cũng nghe giục giã “Gọi điện thoại nhanh lên, chúng tôi chỉ còn 8 sản phẩm”. Một đơn vị bản đồ điện máy công khai giá máy tính bảng chỉ có trên 1 triệu đồng. Không hiểu máy của nước nào sản xuất ra mà bán rẻ vậy. Một đơn vị khác quảng cáo áo ngực phụ nữ mặc vào là ngực cao và săn chắc lại ngay. Một hiệu bán quần lót phụ nữ quảng cáo ai mặc vào là bụng thon ngay lại. Lại một nơi khác quảng cáo thuốc dán hút được mỡ ở bụng, ở đùi; dân 5 phút là thấy kết quả; mỡ sẽ chảy ra khỏi da, dùng 5 ngày là eo thon đùi săn. Một nơi khác bán máy hút… bụi trên da mặt phụ nữ cho da trắng ra chỉ trong vòng mấy phút.

     Đất nước ta có gần 90 triệu dân; không phải bà con nào cũng là người tiêu dùng thông thái. Người ta có nhu cầu mua sắm, chữa bệnh, làm đẹp. Trong 90 triệu dân, mỗi ngày một đơn vị trong các đơn vị ba trợn trên chỉ cần lừa được 90 người (tỷ lệ 1 phần triệu) là đã thành công rồi. Những điều dối trá, lừa bip như vậy được phát ra rả trên những kênh truyền hình nhà nước khiến bà con nhẹ dạ cả tin lại càng tin tưởng hơn. Vậy là bà con tự tìm đến và trở thành nạn nhân của các món hàng giả, các dịch vụ giả và những con người quảng cáo láo. Đồng tiền ngay ngắn của bà con đã bị những nơi làm ăn ma bùn này bòn rút một cách tàn tệ.

     Nói dối, nói láo là thuộc tính của những nơi làm ăn, kinh doanh ba trợn. Nó đồng thời cũng có trong một số địa phương, cơ quan nhà nước, công quyền. Ta đã phải chứng kiến những nơi đánh nhà báo mà vẫn nói dõi rằng chẳng hề động đến báo chí. Ta đã chứng kiến những nơi làm sai lè lè mà vẫn nói dối là mình làm đúng với sự cho phép của pháp luật. Thí dụ một huyện thuộc một tỉnh miền Tây “kính mời” 51 anh chị em cán bộ cấp xã đã thi đậu vào ngạch công chức nhà nước, từng làm việc 2 năm qua mà không bị kỷ luật gì đến đề nghe Phòng Nội vụ động viên họ tự xin nghỉ việc. Làm tổ chức kiểu trời ơi như vậy thì tổ chức thi tuyển công chức làm gì?

     Một chuyện xảy ra khá mới là chuyện bức ảnh Lạc Sơn Đại Phật (của Trung Quốc) được treo trong gian hàng của du lịch Việt Nam tại hội chợ du lịch quốc tế tại Berlin (Đức). Dù đã có hình ảnh rõ ràng với thời gian cụ thể nhưng người ta vẫn nói cho khác đi…

     Cấp dưới đã làm sai nhưng cấp trên vẫn giải thích dối trá, bao che cho cấp dưới. Họ sợ cái xấu, cái dở của địa phương, của ngành nghề mình bị phơi bày. Họ lấp liếm những sai trái bằng lối giải thích lòng vòng, không dám nhìn vào sự thật. Nếu báo chí đặt vấn đề hỏi tới, họ tắt điện thoại không liên lạc hoặc tìm cách thoái thác không tiếp. Họ ngồi sờ SỞ trong văn phòng nhưng vẫn sai người dưới trả lời rằng họ đi công tác đột xuất, không tiếp báo chí được. Người nói dối, nói láo sợ anh em báo chí còn hơn sợ chồng (hoặc vợ) của mình đến đánh ghen! Nói dối cứ vậy chồng lên nói dối.

     Người ta chỉ có mỗi năm một ngày Cá tháng tư để xí gạt nhau trong khi ta quanh năm Cá tháng tư liên tục. Người ta xí gạt nhau để làm trò cười trong khi ta xí gạt nhau để đồng tiền ngay ngắn mất đi, để nạn nhân cười ra nước mắt.

     Bao giờ thì những điều dối trá ấy mới chấm dứt? Có lẽ là với cách làm ăn lỏng lẻo này, chuyện Cả tháng tư trên đất nước ta vẫn diễn ra quanh năm.