Điều chân thật

54 lượt đã xem

Tác giả: Vũ Đức Sao Biển

     Năm học mới đã bắt đầu, con em chúng ta sẽ có 9 tháng để tiếp tục học làm người và học văn hóa. Chúng tôi viết cái học làm người trước bởi học làm người mới là đích chính mà ngành giáo dục và đào tạo hướng đến và bởi cái học văn hóa chỉ là một phần trong cái học làm người. Từ đó, tôi nghĩ rằng nếu cái học văn hóa mà thiếu đi tính chân thật thì cái học làm người cũng sẽ thiếu đi tính chân thật.

     Văn chương là phương tiện, là cách thế để con người nói lên điều chân thật. Trong Nghệ văn chi, Ban Cổ nói: “Thi ngân kỳ chỉ dà” (Thơ văn là để nói lên cái chí của mình vậy). Ông cũng nhấn mạnh “Bản Ư tâm” (Cái gốc là ở trong lòng mình mà ra). Lòng mình nghĩ sao thì viết ra như vậy, ấy mới là điều chân thật. Văn chương trong nhà trường, đặc biệt là văn chương do các con em chúng ta viết ra, thì cần phải nói lên điều chân thật nhiều hơn nữa. Chúng tôi hiểu nghĩa văn chương chân thật rất giản dị: Có gì viết nấy, nghĩ gì viết: này. Chuyên ngày ngô, vụng về của trẻ con là chuyện bàn sau.

     Một lần, tôi hỏi đứa cháu nội mới lên 10 tuổi: “Sơn à, ngày sau ông chết đi, con có khóc không?” Thằng bé tỉnh bơ trả lời: “Có ai đánh đâu mà con khóc”. Tôi bật cười vì cách trả lời ngộ nghĩnh, hồn nhiên của cháu nội. Hóa ra, thằng bé ở nhà thỉnh thoảng có sai phạm và bị mẹ đét cho một cái vào đít. Bị đét đau, cu cậu khóc. Cho nên giả thiết rằng tôi có chết đi thật thì thằng bé vẫn không khóc vì cháu tôi không bị ai đánh cả! Đó là điều rất chân thật. Tôi đành phụ họa theo cháu: “Vậy ông sẽ bảo mẹ con mua cây roi máy để đét vào mông con khi ông chết cho con khóc nhé?”. Tháng bé vui về gật đầu. Một lần khác, tôi nói với tháng cháu nội mới lên 6 tuổi: “Con chúc ông một cầu gì đi chứ. Thằng bé nói ngay. “Con chúc ông nội sớm lên thiên đàng!”. Tôi sướng quá, cười ha hả. Trong đầu óc của cháu tôi, thiên dáng là một nơi hết sức tốt đẹp. Có lẽ nghe người lớn nói vậy, thằng bé chúc y như vậy. Tôi thật sự thú vị vì trẻ con nghĩ và nói toàn những điều chân thật.

     Báo Thanh Niên vừa có bài bản về những bài văn mẫu trong bậc tiểu học – những bài văn đã khiến con em chúng ta học, nghi và viết những điều không chân thật. Theo một số nhà giáo dạy văn ở trường tiểu học, những bài văn mà các cháu làm ở nhà đã được (hoặc bi) phụ huynh hướng dẫn, can thiệp hoặc làm giúp nên trở thành những bài văn quá hoàn chỉnh, thiếu chân thật. Nhà giáo đọc vào bài văn là biết ngay trẻ con viết hay được người lớn chỉ vẽ để viết ra.

     Ngược lại, một số ý kiến của phụ huynh thì cho rằng trẻ con làm bài văn thiếu chân thật là do nhà trường thường dạy và hướng trẻ con theo những bài văn mẫu. Công bằng mà nhận xét, tôi thấy bài văn mẫu vẫn tràn lan trong nhà trường thông qua các tài liệu luyện thi, luyện văn. Dù gì thì gì, chuyện trẻ con viết văn thiếu sáng tạo, thiếu suy nghĩ hoặc đầy đủ quá thì cũng chưa phải do phụ huynh “gà” bài cho con ở nhà mà ra. Chức năng dạy văn là chức năng của nhà trường, của thầy cô. Từ bài báo trên Báo Thanh Niên, chúng tôi lại nhìn vấn đề theo một hướng khác.

     Nếu nhà giáo thấy chuyện phụ huynh giúp đỡ cho con ở nhà khiến trẻ viết ra bài văn không chân thật thì nhà giáo (và nhà trường) có thể trao đối với phụ huynh về phương pháp gợi ý làm văn cho con cái. Ngay trong lớp, nhà giáo cũng có thể nhắc nhở các cháu không nên nhờ cha mẹ hay người lớn làm bài văn giúp mình. Những lời dặn dò như vậy sẽ được trẻ con thưa lại với phụ huynh. Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng bài văn được phụ huynh chỉ dẫn con em hay làm giúp ở nhà không.. nguy hiểm cho trẻ con như bài văn mẫu mà nhiều nhà trường thường áp dụng.

     Thật nguy hiểm khi trẻ con mới lên 9, 10 tuổi đã phải tiếp cận và tiêu hóa những điều không chân thật. Mà xót xa hơn, những điều không chân thật ấy lại phát xuất từ nhà trường, nơi dạy dỗ các em làm người. Nhà trường đã vì thành tích, vì chủ nghĩa công thức nên đã đem những kiểu viết không chân thật của người lớn qua những bài văn mẫu để dạy cho con em chúng là những điều không chân thật. Thoạt nhìn, thứ văn chương ấy có cấu trúc chặt chế, giàu ý tư, đùing ngữ pháp, rồi ta là một dạng văn chương quy phạm. Thế nhưng nói theo kiểu nhà báo Phan Khôi, nó chỉ là một thứ cúc vạn thọ, nghĩa là một ngàn bằng nó ra đều giống như nhau từ đó cau, màu sắc, kích cỡ, ngày nó, ngày lần. Văn chương mà toàn là các vạn thọ thì cuộc sống nghèo nàn chết đi được. Thế nhưng, cái nghèo chưa nguy hiểm bằng cái hư, cái xấu khi con em ta suy nghĩ và sáng tạo ra một thứ văn chương theo tinh thần văn mẫu và tính ăn cắp văn chương cũng từ đó mà ra.

điều chân thật

     Văn thì có thể ra được ngàn đề nhưng xin nhà giáo thận trọng khi ra đề, nếu có những đề văn có thể khiến trẻ con viết ra những điều không chân thật. Nhà giáo có thể ra đề văn “Hãy tả khung cảnh công viên buổi sáng trong khu phố em” hoặc “Hãy tả ông (bà) của em”. Hai đề văn đó hoàn toàn có thể đúng với giáo trình sư phạm về tả cảnh, tả người nhưng xin các nhà giáo hãy xem lại (đúng ra là xin các nhà soạn sách giáo khoa xem lại). Có nhiều con em nghèo xuất thân từ khu nhà ổ chuột, nhiều con em ở nông thôn hoàn toàn chưa có được cái gọi là công viên. Đã không có công viên thì làm sao con em thấy? Đã không thấy thì làm sao tả được? Mà nếu trẻ con tả một công viên nào đó khác chứ không phải là trong khu phố mình đang ở thì nó đã phải viết ra những điều không chân thật rồi. Cũng vậy, có những đứa trẻ lớn lên, vì một hoàn cảnh nào đó, chưa thấy hoặc không thấy, không sống được bên cạnh ông bà. Buộc con em tả ông (bà) thì ắt hẳn đứa trẻ phải hỏi ba mẹ nó hình ảnh, tính cách ông (bà) thể nào. Và nếu nó chăm chỉ ghi lại lời của ba mẹ thì bài văn ấy không phải là bài văn tự nó sáng tạo. Nó đã phải ăn cắp lời mô tả của ba mẹ nó làm văn chương cho mình. Đó là điều không chân thật, là thói đạo văn.

     Đừng lấy làm lạ là tại sao trong cuộc sống hôm nay, nhiều nghi vấn đạo văn, đạo nhạc, thậm chí “đạo” cả tác phẩm nhiếp ảnh gây xôn xao dư luận xảy ra. Cái cách sống không chân thật ấy phát xuất từ cách dạy trong nhà trường nhiều hơn là ở gia đình. Trẻ học theo văn mẫu đã quen thì chuyện ngày sau lớn lên khát vọng muốn trở thành nhà thơ, nhà văn đã khiến người ta sẵn sàng “mượn” thơ, văn của ai đó làm của mình cũng là chuyện bình thường. Ngay đến “tiến sĩ” cũng bợ công trình nghiên cứu hay luận án của người khác làm của mình rồi viết gửi các tạp chí nghiên cứu khoa học nổi tiếng của thế giới thì cũng xuất phát từ thói quen chơi văn mẫu. Tất nhiên trong các trường hợp này, thói háo danh là động cơ chính khiến người ta trở trên bợ văn mẫu; văn mẫu trở thành phương tiện giúp người ta thực hiện thói háo danh.

     Cho nên, nhà trường và cả gia đình học sinh đều phải nghĩ đến việc dạy cho con em mình sống và viết những điều chân thật ngay trong những bài văn đầu đời của con em. Cũng xin các nhà giáo chớ dị ứng với các bài văn, lời văn ngây ngô của trẻ nếu chúng nói thật rằng cái… nhà vệ sinh gì đó của trường mình quá hội hám; bạn nữ dùng xong còn biết dội nước chứ bạn nam thì không. Tôi cho rằng trẻ con viết bài tả trường em mà viết như vậy là chân thật. Vấn đề là nhà giáo chúng ta hướng dẫn các em tránh cách tả quá thiên về tự nhiên chủ nghĩa. Tôi vẫn nghĩ rằng thà trẻ con viết ngây ngô, buồn cười như vậy còn đáng mừng hơn là biến một cái nhà vệ sinh hội hám thành ra một nhà vệ sinh khang trang, sạch đẹp, văn minh gì gì đó của những bài văn mẫu. Kiểu viết văn tô hồng như vậy chỉ tạo ra những con người bẻm mép.

     Con em chúng ta nên được nhà trường và gia đình dạy dỗ để nghĩ và viết ra những điều chân thật. Ngay trong những bài văn đầu đời!